Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn như thế nào

Thực phẩm bạn tiêu thụ có thể góp phần ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn, tin hay không tùy bạn! Nó không chỉ cung cấp năng lượng cho cơ thể mà còn có tác động đến tâm trạng và sức khỏe tinh thần của chúng ta.

Mối liên hệ giữa chế độ ăn uống và tâm trạng là một tương tác phức tạp với nhiều yếu tố sinh lý và tâm lý khác nhau. Hiểu cách chế độ ăn uống ảnh hưởng đến tâm trạng của bản thân có thể giúp bạn đưa ra những lựa chọn sáng suốt về thực phẩm bạn ăn và cải thiện sức khỏe tinh thần tổng thể của bạn.

Thiếu hụt chất dinh dưỡng

Một chế độ ăn thiếu chất dinh dưỡng thiết yếu có thể góp phần gây mất cân bằng tâm trạng. Ví dụ, việc bổ sung không đủ axit béo omega-3, vitamin B, magie và vitamin D có liên quan đến việc tăng nguy cơ trầm cảm và lo lắng. Những chất dinh dưỡng này đóng vai trò quan trọng trong chức năng của não bộ và sản xuất chất dẫn truyền thần kinh, giúp điều chỉnh tâm trạng và cảm xúc.

Cân bằng lượng đường trong máu

Những thực phẩm bạn ăn ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn. Tiêu thụ một chế độ ăn nhiều tinh bột tinh chế và đường bổ sung có thể dẫn đến lượng đường trong máu tăng đột biến và giảm nhanh chóng. Những biến động này có thể gây ra sự thay đổi tâm trạng, cảm giác khó chịu và tình trạng mệt mỏi.

Một chế độ ăn uống cân bằng với tinh bột phức hợp, chất đạm không mỡ và chất béo lành mạnh giúp ổn định lượng đường trong máu để giúp thúc đẩy một tâm trạng cân bằng hơn.

Mối liên hệ giữa não bộ và đường ruột

Não bộ và đường ruột được kết nối chặt chẽ với nhau thông qua một mạng lưới phức tạp gồm các dây thần kinh, nội tiết tố và hóa chất. Hệ vi sinh vật đường ruột cũng ảnh hưởng đến việc sản xuất chất dẫn truyền thần kinh và đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh tâm trạng. Một hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh, được nuôi dưỡng bằng chế độ ăn uống đa dạng và giàu chất xơ, đồng nghĩa với việc sức khỏe tinh thần được cải thiện.

Viêm nhiễm

Một số loại chẳng hạn như các loại thực phẩm được chế biến sẵn và có chứa đường, có thể gây viêm nhiễm trong cơ thể. Viêm mãn tính có liên quan đến việc tăng nguy cơ trầm cảm và các rối loạn tâm trạng khác.

Ngược lại, áp dụng chế độ ăn uống chống viêm nhiễm với nhiều trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt và chất béo lành mạnh có thể giúp giảm tình trạng viêm nhiễm và giúp mang lại một tâm trạng tích cực hơn.

Sản xuất serotonin

Serotonin, thường được gọi là chất dẫn truyền thần kinh mang lại cảm giác dễ chịu, được tổng hợp trong não từ axit amin tryptophan. Thực phẩm giàu tryptophan, chẳng hạn như gà tây, trứng, các loại hạt và đậu, có thể tăng mức serotonin và thúc đẩy cảm giác hạnh phúc và thư giãn.