Quản lý cảm giác thèm ăn
Tất cả chúng ta thỉnh thoảng đều có cảm giác thèm ăn nhưng nguyên nhân sâu xa của chúng có thể khác nhau với mỗi người. Thèm ăn có thể do nguyên nhân về mặt thể chất, chẳng hạn như thay đổi nội tiết tố hoặc thiếu ngủ, hoặc các lý do về mặt tinh thần, bao gồm cả tâm trạng hoặc sự căng thẳng. Tìm ra nguyên nhân khiến bạn thèm ăn sẽ giúp xác định cách bạn quản lý chúng về lâu dài; tuy nhiên, bạn có thể áp dụng một số chiến lược để giúp giảm bớt những cảm giác thèm ăn.
Hãy đảm bảo việc ngủ đủ giấc
Giấc ngủ chất lượng có thể cải thiện cảm giác của bạn về thể chất và tinh thần. Nó cũng có thể giúp ngăn chặn cảm giác thèm ăn không mong muốn. Khi chúng ta thiếu ngủ, cơ thể có nguy cơ sản xuất nhiều ghrelin, một loại nội tiết tố gây cảm giác đói. Đặc biệt, chúng ta có xu hướng thèm đồ ăn nhiều calo cũng như chất béo.
Bạn có thể cải thiện khả năng có được một giấc ngủ ngon bằng cách thiết lập thời điểm đi ngủ và thức giấc nhất quán, giữ cho phòng ngủ của bạn thoáng mát và ít ánh sáng bạn có thể dễ dàng chìm vào giấc ngủ hơn và cất các thiết bị điện tử của bạn một giờ trước khi đi ngủ.
Tiêu thụ chất đạm và chất xơ
Cảm giác no không chỉ là vấn đề về lượng calo chúng ta nạp vào. Nó cũng liên quan đến nguồn gốc của lượng calo đó. Thực phẩm giàu chất xơ, bao gồm cả trái cây và rau quả, giúp bạn no mà không chứa quá nhiều calo. Hơn nữa, thực phẩm chứa chất xơ hòa tan, bao gồm táo và cà rốt, hút nước, làm chậm quá trình tiêu hóa và giúp chúng ta cảm thấy no nhanh hơn.
Chất đạm thúc đẩy cảm giác no vì nó giúp giảm mức độ ghrelin, nội tiết tố gây đói. Cảm giác no có thể giúp ngăn chặn cảm giác thèm ăn giữa các bữa ăn.
Quản lý mức độ căng thẳng của bạn
Khi chúng ta căng thẳng, tuyến thượng thận có thể giải phóng nội tiết tố cortisol trong cơ thể. Nồng độ cortisol cao có thể gây ra cảm giác thèm ăn đồ béo, đường hoặc chất mặn.
Các chiến lược, bao gồm ngồi thiền, tập thể dục và kết nối xã hội có thể giúp chúng ta kiểm soát căng thẳng hàng ngày và nhờ thế nó có thể giúp giảm cảm giác thèm ăn do căng thẳng.